Lịch sử Quan_hệ_Đức_–_Israel

Thỏa thuận bồi thường

Cuộc họp của Konrad Adenauer với Zalman Shazar ở Israel

Đầu những năm 1950, các cuộc đàm phán đã được tiến hành giữa Thủ tướng Israel David Ben-Gurion, Chủ tịch Hội nghị Yêu sách Do Thái Nahum Goldmann, và Thủ tướng của Tây Đức Konrad Adenauer. Vì sự nhạy cảm của việc chấp nhận bồi thường, quyết định này đã được tranh luận dữ dội trong Knesset của Israel. Năm 1952, Thỏa thuận bồi thường được ký kết.

Nói chung, tính đến năm 2007, Đức đã trả 25 tỷ euro tiền bồi thường cho nhà nước Israel và cá nhân những người sống sót sau thảm sát người Do Thái.[4]

Năm 1950, Hermann Maas trở thành người Đức đầu tiên được mời chính thức tới Israel.[5] Nhưng phải mất mười lăm năm nữa quan hệ giữa hai nước được hoàn toàn bình thường hóa. Quan hệ ngoại giao chính thức giữa Tây Đức và Israel đã được thiết lập vào ngày 12 tháng 5 năm 1965.[6] Kể từ thời điểm đó, các chuyến thăm nhà nước lẫn nhau thường xuyên xảy ra, mặc dù trong nhiều năm, các mối quan hệ bị ảnh hưởng bởi thực tế là người Do Thái cả trong và ngoài Israel vẫn duy trì sự ngờ vực sâu sắc đối với chính quyền và người dân Đức.

Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Đức Roman Herzog bên ngoài châu Âu là tới Israel năm 1994. Thủ tướng Israel Ehud Barak là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được tiếp đón tại thủ đô Berlin sau khi chính phủ Đức dời khỏi Bonn năm 1999. Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đã đến thăm Israel vào tháng 10 năm 2000. Năm 2005, năm kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao,[7] hai nguyên thủ quốc gia là Tổng thống Đức Horst Köhler và cựu Tổng thống Israel Moshe Katsav đã trao đổi các chuyến thăm cấp nhà nước.[8]

Ben-Gurion tham dự lễ tang của Adenauer ở Bonn

Hai nước đã thiết lập một mạng lưới liên lạc giữa nghị viện, chính phủ và phi chính phủ, cũng như các mối quan hệ chiến lược và an ninh.

Vào ngày 30 tháng 1 năm 2008, phát ngôn viên của Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố rằng các nội các của Đức và Israel sẽ gặp nhau ở Israel vào tháng 3 năm 2008, để vinh danh lễ kỷ niệm 60 năm của Israel.

Đây là lần đầu tiên nội các Đức gặp một nội các khác ngoài châu Âu. Cuộc họp chung dự kiến sẽ trở thành một sự kiện thường niên.[9] Vào ngày 17 tháng 3 năm 2008, Merkel đã có chuyến thăm ba ngày tới Israel để đánh dấu kỷ niệm 60 năm của Israel. Thủ tướng Merkel và Thủ tướng Israel Ehud Olmert đã ký các thỏa thuận về một loạt các dự án về giáo dục, môi trường và quốc phòng.[10] Merkel đã nói về sự ủng hộ của bà đối với nhà nước Do Thái trong bài phát biểu chưa từng có trước Knesset vào ngày 18 tháng 3 năm 2008 [11]

Vào tháng 1 năm 2011, Merkel đã đến thăm Israel và gặp gỡ với Thủ tướng Benjamin Netanyahu và lãnh đạo đảng đối lập Kadima Tzipi Livni.[12] Vào tháng 2 năm 2011, Netanyahu đã gọi cho Merkel để thảo luận về việc bỏ phiếu của Đức trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủng hộ đề xuất của Palestine. Merkel đã nói với Netanyahu rằng ông đã làm bà thất vọng và không làm gì để tiến tới hòa bình.[13] Để xua tan căng thẳng, Netanyahu đã được mời cho một chuyến thăm hòa giải đến Berlin vào giữa tháng 3 năm 2011

Vào tháng 9, Merkel đã chỉ trích Israel xây dựng các khu định cư mới ở Jerusalem và nói rằng giấy phép nhà ở mới đã làm dấy lên nghi ngờ về sự sẵn sàng đàm phán với người Palestine của Israel.[14]

Đức là một trong 14 quốc gia đã bỏ phiếu chống lại tư cách thành viên UNESCO của Palestine vào tháng 10 năm 2011, trong bối cảnh sáng kiến Palestine 194. Khi Israel tuyên bố rằng các khu định cư xây dựng sẽ tiếp tục đáp trả những nỗ lực của Palestine nhằm tuyên bố đơn phương, Đức đe dọa sẽ ngừng giao hàng cho Israel các tàu ngầm có khả năng bắn đầu đạn hạt nhân.[15]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quan_hệ_Đức_–_Israel http://edition.cnn.com/2008/WORLD/meast/03/17/isra... http://www.cnn.com/2008/WORLD/meast/03/18/germany.... http://afp.google.com/article/ALeqM5h-JI9ogMJA7aw1... http://www.haaretz.com/news/diplomacy-defense/germ... http://www.haaretz.com/news/diplomacy-defense/neta... http://www.auswaertiges-amt.de/sid_5BA053E76F445F3... http://www.spiegel.de/international/germany/0,1518... http://www.mfa.gov.il/MFA/Foreign+Relations/Bilate... http://www.mfa.gov.il/MFA/MFAArchive/2000_2009/200... http://www.gif.org.il/Pages/default.aspx